VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM HƠN 1000 NĂM LỊCH SỬ
VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM HƠN 1000 NĂM LỊCH SỬ
Băng quả cánh cổng Văn Miếu quý khách sẽ được bước chân vào trường đại học đầu tiên và thiêng liêng nhất tại Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
VĂN MIẾU – QUÔC TỬ GIÁM TRONG QUÁ KHỨ
Trong thời phong kiến, khi tầng lớp xã hội được phân chia thì tầng lớp trí thức là phần được tôn trọng nhất của xã hội. Một số người trong số họ đã chọn ở lại làm giáo viên, nhưng đa số đều muốn trở thành quan chức hoặc tướng lĩnh. Để tiến tới các vị trí này, họ phải vượt qua kỳ thi khoa cử quốc gia..
Trong gần 800 năm (từ 1070 đến 1802), Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã đóng một vai trò quan trọng trong nền giáo dục quốc gia. Để học tại học viện này, hầu hết sinh viên phải vượt qua rất nhiều các kỳ thi. Và kì thi cuối cùng cấp quốc gia àm họ phải vượt qua được tổ chức tại Văn Miếu. Những người vượt qua kỳ thi cuối cùng tại đây sẽ được trao một số chức danh nhất định:
Người đứng đầu bảng là Trạng Nguyên
Thứ hai là Bảng Nhãn
Thứ ba là Thám Hoa
Thứ tư là Hoàng Giáp
Thứ năm là tiến sỹ
Cuối cùng là Phó Bảng.
Tên của các sinh viên đỗ đạt từ năm 1442 đã được khắc trên những tấm đá đặt trên những con rùa đá trong Văn Miếu. Mục đích của việc tổ chức một kì thi như vậy là đào tạo các nhà lãnh đạo tiếp theo. Do đó, các thí sinh phải có sự am hiểu nhiều mặt về nhiều phương diện và thể hiện bằng những từ ngữ chuẩn chỉ và đẹp nhất. Điều này làm cho khoa học xã hội đặc biệt là văn học (bao gồm cả thơ ca) trở thành một trong những điều quan trọng nhất.
Văn Miếu ngày nay
Ngày nay, Văn Miếu là nơi tôn vinh những bậc hiền tài đời trước và trưng bày các di tích lịch sử! không có hoạt động học tập nào còn diễn ra tại đây. Mỗi dịp Tết, người dân Hà Nội thường đến đây để cầu nguyện cho điểm tốt, lòng tốt, cho hòa bình quốc gia, hoặc đơn giản là thưởng thức các buổi biểu diễn truyền thống và mua thư pháp.
Thật thú vị, trước khi bước vào một kỳ thi quan trọng, sinh viên Hà Nội thường cầu nguyện tại đây này để cảm thấy tự tin hơn. Những người mê tín dị đoan cố gắng xoa đầu rùa đá hoặc đặt một xu vào miệng rùa để cầu mong thi tốt. Ban quản lý di tích khuyến khích du khách thăm quan đến tìm hiểu về lịch sử cũng như kiến trúc và tôn vinh những bậc hiền tài đời trước. Bên cạnh đó ban quản lý cũng đang nỗ lực để hạn chế các hành vi mê tín dị đoan.
Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là kiến trúc chủ thể của di tích, được xây dựng trên khu đất có chiều dài 300m, chiều rộng phía Bắc là 75m, phía Nam là 61m, hướng Bắc – Nam theo quan niệm “Thánh nhân nam diện nhi trị” (Thánh nhân hướng về phía Nam để cai trị). Là một quần thể di tích độc đáo với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên, hồ nước, vườn cây với kiến trúc các công trình.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám gồm hai khu chính là Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Văn Miếu là khu vực thờ các bậc tiên thánh và Khổng Tử (551 – 479 TCN) một bậc hiền triết, Tiên sư của đạo Nho Trung Quốc. Quốc Tử Giám trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, đây cũng là nơi thờ Chu Văn An người thầy giáo tiêu biểu, mẫu mực của nền giáo dục Việt Nam.
Bên cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn có: Hồ Văn, vườn Giám. Toàn bộ di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được ngăn cách với không gian ồn ào bên ngoài bằng gạch vồ xây bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian, mỗi lớp lại có những công trình kiến trúc khác nhau. Bắt đầu từ khu tiền án đi vào du khách sẽ thấy đây là khoảng không gian mở tạo cho Văn Miếu dáng vẻ bề thế, uy nghiêm. Tiếp nữa sẽ là cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn Các, cổng Đại Thành, cổng Thái Học. Các công trình kiến trúc tại Văn Miếu hầu hết đều mang giá trị nghệ thuật và lịch sử. Tiêu biểu trong số đó là Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 đời vua Gia Long.
Không những vậy, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu giữ 82 tấm bia Tiến sĩ được coi là Bảo vật Quốc gia. Đây được xem là một trong những di sản văn hóa vô cùng quý giá, là những tư liệu bằng đá của cha ông ta để lại. Nó là minh chứng hùng hồn nhất về lòng hiếu học cho những kẻ sĩ, sĩ tử thời xưa và thế hệ học sinh, sinh viên hôm nay.
Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt quan trọng như vậy, tháng 3 năm 2010, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO Quốc tế công nhận là Di sản tư liệu Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đến ngày 27.7.2011, 82 bia Tiến sĩ lại được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu.
Và trong mỗi hành trình tìm hiểu về thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, nơi đây còn được vinh dự giới thiệu với các nguyên thủ quốc gia mỗi khi tới thăm Việt Nam.