TOUR DU LỊCH HÀ NỘI - ĐỀN HÙNG 01 NGÀY 2018
HÀ NỘI - KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG - HÀ NỘI
Thời gian: 01 ngày
Phương tiện: Ô tô
LỊCH TRÌNH:
Sáng: Xe và Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi khu di tích Đền Hùng. Tới khu di tích, Đoàn làm lễ dâng hương ở Đền Mẫu Âu Cơ. Đền được xây trên núi Ốc Sơn, còn gọi là núi Vặn, cao trên 147m so với mặt biển. Nằm trong khu di tích đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đền Quốc mẫu Âu Cơ được thiết kế dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ Đông Sơn. Đền thờ Mẹ Âu Cơ, người mẹ huyền thoại, linh thiêng, huyền diệu có công đầu trong việc khai hoang, mở cõi của dân tộc.
09h30: Quý khách đến Đền Hùng đoàn làm lễ dâng hương đất tổ – thăm quan khu di tích có gía trị lớn nhất của dân tộc ta, là cơ sở giải thích về cội nguồn của dân tộc. Đoàn thăm quan Bảo tàng Hùng Vương. Đây là bảo tàng tổng hợp mang tính chất đặc trưng của bảo tàng khảo cứu địa phương nhằm giới thiệu về lịch sử Phú Thọ từ thời khai sơn lập địa, dựng nước của thời đại các vua Hùng cho tới thời đại Hồ Chí Minh thông qua các bộ sưu tập, tài liệu, hiện vật quý hiếm. Qua đó tái hiện không gian địa văn hóa hào hùng, vẻ vang của đất nước trên Đất tổ. Bảo tàng Hùng Vương hiện trưng bày gần 10 nghìn hiện vật qua các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước cùng các tư liệu khảo cứu hiện vật của các triều đại lịch sử Việt Nam từ tiền sử, sơ sử đến ngày nay. Đặc biệt, Bảo tàng Hùng Vương còn lưu trữ được những hiện vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, nhất là những hiện vật bảo vật thời Lý, Trần. Ngoài ra, Bảo tàng còn lưu giữ các chiến tích lịch sử chiến tranh trong các trận chiến của quân và dân ta trong các thời kỳ chống giặc ngoại xâm, từ Bắc thuộc đến thời kỳ chống Mỹ và chống Pháp.
Trưa: Đoàn nghỉ ngơi, ăn trưa tại nhà hàng.
13h30: Quý khách tiếp tục thăm quan đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, Giếng Ngọc, Lăng vua Hùng, đền Giếng, tự do chụp ảnh mua sắm quà lưu niệm.
Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con.
Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.
Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.
Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.
Chiều: Xe đưa quý khách khởi hành về Hà Nội. Về tới điểm hẹn ban đầu, kết thúc chương trình thăm quan, chia tay và hẹn gặp lại Quý khách.